PHƯƠNG PHÁP HÀN NHÔM VẬT LIỆU HÀN TIG

 PHƯƠNG PHÁP HÀN NHÔM  VẬT LIỆU HÀN TIG
 
 

 

KỸ THUẬT HÀN ĐÍNH DÙNG HÀN TIG
Trường hợp vật liệu hàn dày : Thực hiện mối đính bình thường,để điện cỡ 120A,đeo mặt nạ,một tay sẵn sàng cầm que bù.Thực hiện bấm mỏ hàn sau khi đã chụp xong mặt nạ,ngoáy nhẹ mỏ hàn lên xuống ,mục đích để không tập trung nhiệt tránh thủng phôi hàn,tay trái tra nhẹ que hàn vào đầu kim hàn,lúc này hồ quang sẽ chảy ra tạo thành vết hàn đính.Khi kết thúc hàn đính nhớ up mỏ hàn tại nguyên vị trí một chút để lượng khí còn lại dưỡng mối đính tốt hơn.Với mối hàn đính thời gian diễn ra rất nhanh,cỡ khoảng 2-3 giây.
Trường hợp đính vật liệu cực mỏng cỡ 0.6-0.8mm: Khi đính phôi hàn cực mỏng bạn không thể áp dụng phương pháp trên được vì như thế sẽ thủng ngay phôi hàn.


Giải pháp : Mài nhọn kin hàn,sau đó chi thụt kim hàn ngang với chụp khí (Không để mũi kim hàn thò ra ngoài),để dòng điện cao tầm 170A rồi úp vuông góc mỏ hàn  vào chỗ cần đính,nhớ ước lượng đúng vị trí kim hàn vào vết đính.Sau đó bấm mỏ hàn,chú ý bấm nhanh rồi thả ra,không được giữ công tác mỏ hàn.
Bạn sẽ thấy mối đính nhỏ và đẹp ,không bị cháy phôi hàn.Lưu ý khi hàn phôi mỏng rất dễ thủng nên bạn cần thực tập kỹ phương pháp này cho thuần thục trước khi bắt tay vào hàn sẩn phẩm

KỸ THUẬT HÀN TIG KHÔNG QUE BÙ HOẶC QUE BÙ TỰ CHẾ
Phương pháp này áp dụng cho các vật liệu rất mỏng như là các chi tiết trong xe máy,vỏ các loại máy chụp X- quang,thiết bị ý tế...Lúc này mối hàn yêu cầu cao,không được phép biến dạng hay xùi vào phía trong vật liệu. Nếu trường hợp này dùng que hàn thì yêu cầu phải để dòng diện cao (it nhất là 30A),vì nếu nhiệt độ nhỏ hơn thì que bù sẽ không chảy được. Và với dòng điện như vậy sẽ làm biến dạng vật liệu hàn và làm sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.
Có các giải pháp hàn như sau : Với các mối hàn phẳng và hàn 2 tấm kim lọai với nhau

 
  Hàn 2 tấm kim loại mỏng
Thường những vật liệu mỏng hay rất mỏng thì yêu cầu chiều dài mỗi mối hàn yêu cầu là không dài (khoảng 3 đến 5cm).Có thể để điện cỡ 100A,lượng khí để khoảng 5cfh. Sau đó dùng phương pháp hàn ngoáy góc đi tay thật đều và nhanh.Nếu chiều dài mối hàn lớn một chút bạn nên dùng phương pháp bù que.Với loại que bù bình thường loại nhỏ nhất là 1.6mm, không thể sử dụng để làm que bù trong trường hợp này.
Chúng ta tiển hành làm que bù bằng cách dùng cuộn dây hàn của máy hàn mig/mag cắt nhỏ ra thành các đoạn nhỏ sau đó bẻ thẳng ra . Nhìn sẽ như que bù nhưng do đường kính nhỏ hơn (từ 0.8 mm - 1.6mm) với dòng điện khoảng 50A , Với dòng điện nhỏ này thì que bù tự chế vẫn chảy được ,mỗi hàn sẽ vẫn ngấu và đẹp .
Trường hợp hàn 2 tấm kim loại mỏng ,đặt phẳng nhau ,không có góc.Trường hợp này tương đối khó vì vật liệu mỏng nên khi hàn rât dễ chảy hồ quang hàn vào bên trong,và rất dễ gây biến dạng ,cháy vật liệu .  Giải pháp bạn vẫn để điện tầm 120A dùng phương pháp hàn chấm gắt : Để kim hàn hơi ngắn lại một chút nghiêng góc 80 độ so với mặt phẳng ,đê que bù tự chế vào khe hở chỗ cần hàn và bấm ,bấm xong rút que bù ra tiến lên một chút theo dọc rãnh cần hàn ,lại đẩy mỏ hàn lên một chút ,bấm mỏ hàn..Bụp...cứ thế cho đến hết chỗ cần hàn
Chú ý  : Phương pháp này chỉ dùng khi nào cần thiết lắm,khi còn rất ít giải pháp mới nên sử dụng.Vì làm điều này nhiều sẽ dễ hỏng máy hàn vì nguồn điện đóng mở liên tục.Và các bạn cũng phải tập nhiều lần để thành thục phương pháp hàn này
Giái pháp 2 : Hàn xung  ! Để máy hàn sang chế độ hàn xung . Ưu điểm của phương pháp hàn này :
1. Dễ khống chế vũng hàn nóng chảy nên dễ hàn hơn loại không xung, không đòi hỏi tay nghề thợ cao, chất lượng mối hàn được cải thiện, ngấu hơn, ít rỗ hơn, có thể hàn mỏng dưới 1mm, ngoài ra người ta hay dùng máy hàn xung để hàn mối hàn đáy ống trong các tư thế 5G, 6G.
2. Giảm biến dạng khi hàn, 
3. Hay dùng để hàn các chi tiết quan trọng, hàn các chiều dày không đồng nhất... 
Trường hợp hàn các chi tiết ngoài : Với những chi tiết mỏng yêu cầu hàn ngoài và không được làm chảy hồ quang hay biến dạng phôi hàn .Ví dụ : hàn vỏ máy,vỏ xe máy,vỏ máy điều hòa,máy photo....
Giải pháp : Bạn không thể dùng phương pháp hàn ngoáy trong trường hợp này vì ít góc và điểm tựa để thực hiên,các bạn nên sử dụng phương pháp cầm mỏ hàn theo kiểu cầm bút ,hay cầm đũa vậy ..cũng có thể cầm theo kiểu bình thường nhưng dù kiểu nào thì cũng phải thả lỏng tay và chuẩn bị cho tay thật đều.Tạo tư thế thoải mái nhất khi hàn . Ban đầu khi chưa quen phuong pháp này,bạn hãy chon cho mình một điêm tựa để han ,có thể là đầu gối ,có thể là mép bàn.Tùy bạn lựa miễn sao thoải mái  để thực hiện đường hàn..Cách cầm mỏ hàn cho kỹ thuật này mời bạn xem video

KỸ THUẬT HÀN TIG VỚI CÁC LOẠI VẬT LIỆU DÀY - DÙNG QUE BÙ CHUẨN
Với các loại vât liệu dày thì bạn hàn bình thường chỉ chú ý đến chỉnh điện và lượng khí . Vật liệu càng dày thì chỉnh điện càng cao và lượng khí dưỡng phải càng lớn,tương tự dòng điện càng lớn , mối hàn càng lớn thì phải chọn que bù lớn để dễ lấp đầy mối hàn..
Với các loại vật liệu dày thì dễ hàn hơn,đa phần dùng phương pháp hàn ngoáy với các  trường hợp,với trường hợp hàn phẳng không có góc,nếu chưa giói kiểu  ngoáy cổ tay thì bạn cũng có thể dùng kiểu đi bình thường có thể để mỏ hàn chạy theo kiểu răng xưa hay kiểu số 8...
Khoảng cách giữa điện cực và vật hàn vào khoảng 2mm, người thợ này đã ước lượng khoảng cách bằng cách chạm vào vật hàn rồi kéo mỏ hàn lên 1 khoảng sau đó mới bật công tắc hàn (Ở đây dùng máy hàn có bộ phát cao tần để mồi hồ quang)
Sau khi mồi hồ quang, mỏ hàn được giữ cố định trong vài giây để tạo vũng hàn nóng chảy, kích thước vũng hàn sẽ quyết định bề rộng của mối hàn sau này. Vũng hàn nóng chảy lớn dẫn đến bề rộng và độ ngấu lớn, ngược lại vũng chảy nhỏ thì bề rộng và độ ngấu nhỏ hơn.
Bạn có thể nhìn thấy đầu của kim hàn được phản chiếu trong vũng hàn. Chiều dài hồ quang có thể phán đoán qua khoảng cách giữa đầu kim hàn và hình chiều của nó trên vũng hàn. Khi đã thành thạo, người thợ có thể xác định được chiều dài hồ quang qua chiều rộng và chiều cao của nó.
Khi thêm que bù không được cho đầu que vào tâm vũng hàn như vậy sẽ làm cho que bù bị chảy và vón cục trên mối hàn, chỉ chấm đầu que vào mép của vũng hàn (kim loại nóng chảy trong vũng hàn sẽ làm nóng chảy đầu que). Que phụ sẽ làm nguội phần nào vũng hàn.
Que bù phải luôn để gần mỏ hàn (trong vòng bảo vệ của khí trơ) để tránh bị nguội và bị oxy hóa.
Khi kết thúc đường hàn, mỏ hàn cần lùi lại một chút sau đó mới tắt công tắc hàn (hoặc nhả công tắc). Giữ mỏ hàn tại vị trí đó cho đến khi ra hết khí. Khí này có chức năng bảo vệ kim hàn và vũng hàn nóng chảy.